CHUYÊN MỤC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Đăng lúc: 09:00:25 07/09/2021 (GMT+7)

 

Trong chuyên mục Tuyên truyền, Phổ biến pháp luật hôm nay, ngày 30/7/2021 mời quý vị và các bạn nghe:

 

 

 

1. Về việc tiếp nhận hồ sơ

 

 

 

 

 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2020/TT-BTP thì: Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó. Việc ký xác nhận không nhất thiết phải ký đầy đủ trên các trang của văn bản nhưng có thể đóng dấu giáp lai (nếu có) hoặc ký tắt trên các trang, đồng thời người tiếp nhận phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của bản chụp so với bản chính.

 

 

 

 

 

 

2. Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế nhưng không còn sống chung

Về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (hôn nhân thực tế) và hiện nay họ không còn sống chung với nhau hoặc không có sự kiện chết đã được quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Theo đó “Nếu chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông….”

Khi xem xét cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, thì cơ quan đăng ký hộ tịch cần áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 quy định: Người đang có vợ hoặc có chồng là người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại điểm c mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 thì “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.

Do đó, cơ quan đăng ký hộ tịch cần kiểm tra, xác minh kỹ trên thực tế, nếu hai bên xác lập quan hệ chung sống trước ngày 03/01/1987 và thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên, hiện tại chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện ly hôn hoặc vợ/chồng chết/bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì hiện tại là người đang có vợ/chồng theo quy định của Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016. Cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu là “Hiện đang có chồng/vợ là ông/bà…”.

2. Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu:

Theo hướng dẫn tại Công văn số: 195/HTQTCT-HT ngày 02/12/2021 của Bộ Tư pháp:

Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết (Ví dụ: hồ sơ, lý lịch cá nhân đi học, đi làm do cơ quan, đơn vị nơi học tập, công tác quản lý, xác nhận, Biên bản xác minh tai nạn, Giấy chứng nhận mai táng, Hợp đồng hỏa táng, văn bản xác nhận của chính quyền, công an địa phương ....), các giấy tờ, tài liệu này cần được cơ quan đăng ký hộ tịch phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh chặt chẽ, bảo đảm thông tin đúng sự thật.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử chỉ cung cấp được các giấy tờ như: gia phả dòng họ, giấy tờ tùy thân của người chết (nếu có); ảnh bia, mộ người chết; văn bản xác nhận của người làm chứng về các thông tin liên quan đến người chết, sự kiện chết; nếu các thông tin này được cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra, xác minh, khẳng định được tính xác thực, có lập Biên bản xác minh thì có thể vận dụng coi là căn cứ để thực hiện việc đăng ký khai tử.

 

4. Về việc đăng ký lại khai sinh:

*Hồ sơ gồm có:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

          - Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ (Nếu có)

 

Trường hợp không có những giấy tờ này thì những giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

- Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

- Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

- Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân (Nếu có)

           

Khai sinh theo Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định:

Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

 

Các loại giấy tờ trên yêu cầu xuất trình cho UBND xã Bản chính và phô to 01 bản nộp cho công chức Tư pháp để làm thủ tục đăng ký.

 

5. Về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch:

 Đối với trường hợp Sổ hộ tịch trước đây ghi tuổi, đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Trường hợp thông tin hộ tịch trong Sổ hộ tịch hoặc bản sao trích lục hộ tịch không thống nhất với các giấy tờ khác của công dân thì cơ quan đăng ký hộ tịch hướng dẫn người dân thực hiện cải chính hộ tịch nếu có căn cứ xác định có sai sót trong quá trình đăng ký hộ tịch.

 

     Người viết bài          Lê Thị Hương     

 

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
280949