CHUYÊN MỤC PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG.

Đăng lúc: 09:00:25 07/09/2021 (GMT+7)

 

I. VỀ HÀNH VI KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG

1. Xử phạt bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm không đeo khẩu trang tại các địa điểm yêu cầu phải đeo khẩu trang (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.

2. Thẩm quyền xử phạt:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Thanh tra viên, người được giao thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;

- Chánh Thanh tra Sở Y tế.

 

II. VỀ HÀNH VI KHÔNG CÁCH LY Y TẾ

1. Xử phạt bằng hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ:

- Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật

- Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy địnhcủa pháp luật;

- Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền xử phạt:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Chánh Thanh tra Sở Y tế.

 

III. VỀ HÀNH VI KHÔNG KHAI BÁO Y TẾ

1. Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh Covid-19 theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.

2. Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi đối với hành vi không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm Covid-19 sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.

 

 

3. Thẩm quyền xử phạt:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Thanh tra viên, người được giao thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;

+ Chánh Thanh tra Sở Y tế.

 

IV. VỀ HÀNH VI HẠN CHẾ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

1. Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi được theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP:

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

- Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

2. Thẩm quyền xử phạt:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Chánh Thanh tra Sở Y tế.

 

V. VỀ HÀNH VI ĐƯA TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT

1. Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng

đến 500.000 đồng đối với hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ:

- Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí;

-  Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng, phát trên báo chí;

- Sử dụng tin, bài để đăng, phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả, nhóm tác giả.

2. Thẩm quyền xử phạt

- Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ;

- Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông.

 

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
280949