Bài tuyên truyền kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Chi bộ Bắc Sơn tiền thân của Đảng bộ xã Hoằng Thắng ngày nay (27/3/1947 - 27/3/2024)

Đăng lúc: 16:08:17 25/03/2024 (GMT+7)

Bài tuyên truyền kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Chi bộ Bắc Sơn tiền thân của Đảng bộ xã Hoằng Thắng ngày nay (27/3/1947 - 27/3/2024)

ĐẢNG BỘ HUYỆN HOẰNG HOÁ  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẢNG UỶ XÃ HOẰNG THẮNG   

                                                   Hoằng Thắng, ngày 27 tháng 3 năm2024

 

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Chi Bộ Bắc Sơn tiền thân của Đảng bộ xã Hoằng Thắng ngày nay (27/3/1947 - 27/3/2024);

Ban chấp hành Đảng bộ, Ban tuyên giáo Đảng uỷ xã xin gửi đến

toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà về  sự ra đời, truyền thống, phát triển của Đảng bộ xã

 

 

 

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân xã nhà!

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối cứu nước; mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc - thời đại giai cấp công nhân và Đảng tiên phong đứng ở vị trí trung tâm, tập hợp lực lượng, đoàn kết thống nhất toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh chiến thắng các đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chính thức được thành lập, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa. Ngày 01/9/1930 Chi bộ Đảng đầu tiên của Hoằng Hoá được thành lập gọi (là Chi bộ Cự Đà)

Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, hưởng ứng cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, tháng 6/1931, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phùng Quang Diệu một số nông dân hai thôn Hồng Văn và Nhuệ Bút đã tổ chức đấu tranh đòi giảm thuế lưu động, trên 50 nông dân hai thôn đã tập hợp ký điểm chỉ vào bản kiến nghị gửi cho lý trưởng và cai tổng. Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, bọn cai lý liền báo quan trên, tri phủ vội đưa quân về đàn áp. Trước tình hình đó nhân dân hai thôn lại tập trung về phủ đường đòi thả những người bị bắt và yêu sách miễn giảm sưu thuế, buộc tri phủ phải chấp nhận. Thắng lợi của cuộc đấu tranh đã góp phần gây tiếng vang trong Huyện.

Cuộc vận động hưởng ứng cao trào Mặt trận dân chủ (1936-1939) dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều tổ chức quần chúng được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó nổi lên là Hội ái hữu nghiệp đoàn của gia cấp công nhân và Hội tương tế ái hữu của nông dân, nêu cao khẩu hiệu đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi miễn giảm sưu thuế, chia lại công điền công thổ, đòi tự do hội họp, tự do đi lại. Ở Hoàng trì ông Hoàng Đình Thống sau khi tham gia phong trào du học và bị bắt ở Lạng Sơn đem về giam ở Hoả Lò, ông đã được gia đình bảo lãnh trở về địa phương. Được sự giác ngộ của cách mạng, ông đã cùng với ông Hoàng Sâm, Hoàng Xuân Bảng, Thiều Vỹ, Đỗ Tranh thành lập Hội tương tế ái hữu, lấy tên là Giáp Mới. Với mục đích là truyền bá chữ quốc ngữ, giúp nhau làm nhà, lát sân, cải cách các phong trào, chống lại cường quốc áp bức, Hội đã kết nạp được hơn 100 hội viên buộc lý trưởng đương quyền từ chức và vận động nhân dân đưa Ông Thiều  Dương Thanh là hội viên Giáp Mới lên thay thế. Khi nắm quyền hành, Ông Thiều Dương Thanh đã hành động như Lý Duyên (lý trưởng cũ), cấu kết với tầng lớp thống trị trở lại đàn áp Nhân dân, tham nhũng nên đã bị Nhân dân lên án và trừng trị.

Ngày 01/9/1939, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ. Tại Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường đàn áp cách mạng, chúng ra lệnh giải tán Đảng Cộng sản, nhiều chiến sỹ cộng sản bị bắt tù đầy. Ở Hoằng Hoá các tổ chức quần chúng gặp nhiều khó khăn trở ngại. Trước tình hình đó, Đảng kịp thời chuyển vào hoạt động bí mật và đề ra chủ trương mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1940-1941, Hội phản đế cứu quốc ở Hoằng Hóa ra đời đề ra chương trình xây dựng các hội phản để cứu quốc ở cơ sở, đồng thời tăng cường bắt liên lạc với các cơ sở cách mạng. Cuối năm 1941 tại xã nhà, ông Nguyễn Văn Tường (thôn Hồng Nhuệ) đã bắt mối với ông Cao Văn Tự (chợ Gòng, Hoằng Đức) để gây cơ sở hoạt động. Khi ông Tự bị bắt ông lại bắt mối liên lạc với ông Nguyễn Huy Soạn (Hoằng Đạo) để tiếp tục hoạt động. Lúc này, ông Nguyễn Minh Đức (thôn Hồng Nhuệ) từ Nhà máy điện Diêu Trì về địa phương đã tìm cách liên lạc với ông Tường, ông Soạn cùng nhau xây dựng cơ sở, từ đây tại Hồng Nhuệ đã có cơ sở hoạt động tốt. Năm 1942-1943, một số chiến sĩ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Tố Hữu vượt ngục trở về Thanh Hóa, Tỉnh ủy kịp thời phân công đồng chí Tố Hữu (Tỉnh ủy viên) về Hoằng Hóa trực tiếp chỉ đạo phong trào quần chúng, xây dựng Mặt trận Việt Minh. Trên cơ sở đó, đồng chí Tố Hữu đã liên hệ với đồng chí Lê Thế Sơn, đồng chí Nguyễn Huy Soạn để tuyên truyền phát triển lực lượng cách mạng phát triển phong trào Việt Minh trong huyện. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tố Hữu, Ban Vận động thành lập Việt Minh Hoằng Hóa được tổ chức, gồm 3 ủy viên (Nguyễn Khắc Cầm, Nguyễn Huy Soạn, Lê Thế Sơn), do đồng chí Nguyễn Khắc Cầm làm Trưởng ban.

Ban vận động ra đời dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tố Hữu, một lực lượng thanh niên cách mạng trong Huyện nhanh chóng được tập hợp, tổ chức giác ngộ về chủ trương, đường lối của Mặt trận Việt Minh, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Tường, đồng chí Nguyễn Minh Đức (Hồng Nhuệ). Phong trào Việt Minh tại xã Hoằng Thắng được tiếp thêm sức mạnh. Trên cơ sở đó các đoàn thể cứu quốc như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc cũng lần lượt ra đời. Tính đến thời điểm này, toàn xã đã có gần 100 người tham gia. Từ phong trào quần chúng, dưới sự chỉ đạo khéo léo của đồng chí Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Đức, số thanh niên trong làng Hồng Nhuệ giác ngộ ngày một đông như: Nguyễn Văn Trứ, Nguyễn Huy Cương, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Văn Câu, Lê Văn Cẩm... Ông Nguyễn Nghiễm được ông Tường giao cho làm liên lạc có trách nhiệm đưa truyền đơn, báo chí xuống khu vực Hoàng Trì để mở rộng phạm vi hoạt động. Tại Hoàng Trì, ông Nguyễn Chiến (Hoằng Châu) bắt mối liên lạc với ông Hoàng Đình Thống, ông Thống đã giác ngộ thêm hai ông Thiều Vỹ và Hoàng Khắc Tự tham gia tổ chức. Để tiện việc trao đổi tin tức hàng ngày, ông Hoàng Đình Thống đã chọn Ông Lê Văn Phơn (Hoằng Lưu) làm liên lạc.

 Để thống nhất hoạt động, hai cơ sở Hoàng Trì và Hồng Nhuệ đã được sáp nhập do ông Nguyễn Minh Đức, ông Nguyễn Văn Tường và ông Hoàng Đình Thống phụ trách. Ông Nguyễn Minh Đức được Ban Mặt Trận Việt Minh giao phụ trách công việc của Ban Việt Minh huyện. Từ đây, phong trào đấu tranh của Nhân dân Hoằng Thắng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, trên cơ sở tổ chức lực lượng chính trị để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đầu năm 1944, các đội tự vệ cứu quốc trong xã được xúc tiến thành lập. Buổi đầu các đội này được chọn lọc trong các hội viên cứu quốc lập ra “Đội tập võ dân tộc”, hầu hết anh chị em thanh niên từ 18-45 tuổi điều tham gia. Cứ mỗi ngày khoảng 3 giờ chiều trên khu vườn rộng ở xóm Nguyễn (Hoàng Trì), cửa chùa (Hồng Nhuệ), nhà thờ họ Nguyễn (Hồng Nhuệ) các hội viên đều tập trung luyện tập côn quyền do cụ Bỉnh (Hoằng Lưu) phụ trách. Bởi vậy vào tháng 12-1944, đồng chí Nguyễn Minh Đức dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đinh Trương Lân (Tỉnh ủy viên) đã tổ chức buổi lễ kết nạp hội viên vào Mặt trận Việt Minh tại cồn Mã Ao (Hải Phúc), buổi kết nạp được tổ chức một cách thận trọng có sự bài binh bố trận chu đáo, đồng thời đảm bảo được bí mật.

 Phụ trách ánh sáng là ông Nguyễn Phú Quớ, ông Lê Trọng Chúc, người được vào kết nạp phải có mật hiệu. Người đứng gác và nhận mật hiệu là ông Lê Văn Cởi (Hồng Nhuệ), buổi kết nạp thắng lợi, đạt được kết quả đẹp làm nòng cốt cho lực lượng cứu quốc, các đội tự chiến đấu được thành lập. Lá cờ đỏ sao vàng do tự tay bà Lê Thị Lan (vợ ông Đức) thêu lần đầu tiên xuất hiện phấp phới tung bay.

Đi đôi với việc xây dựng lực lượng tự vệ chiến đấu, việc rèn đúc vũ khí được xúc tiến ngày đêm rất khẩn trương.

Để có khí giới trang bị cho lực lượng tự vệ, đầu năm 1945, ông Nguyễn Minh Đức, ông Nguyễn Văn Tường, ông Nguyễn Huy Cương đã khẩn cấp sang Hậu Lộc thuê hai ông Phó Vai và Phó Xán về làng mở hai lò rèn bí mật tại nhà thờ họ Nguyễn (Hồng Nhuệ) và ông Bùi Lấn (Hoàng Trì) để rèn dao kiếm, giáo mác.

Nhà bà Lê Thị Lan (Hồng Nhuệ) và ông Hoàng Văn Nhởi (Hoàng Trì) là nơi thêu cờ, túi rết, may xà cạp trang bị cho lực lượng tự vệ trong xã.

 Tổ chức luyện tập quân sự mạnh mẽ để có sức chiến đấu, các lực lượng tự vệ chiến đấu đã tập đội hình đâm lê, tập quyền, tập kiếm và nghe phổ biến lý thuyết quân sự, tập các môn võ như “Thái cực quyền, kim kê quyền”. Những người hướng dẫn ban đầu là Nguyễn Khắc Cũng (Hoằng Châu), cụ Bỉnh (Hoằng Lưu) trang bị kiến thức cần thiết cho tự vệ chiến đấu.

 Hòa vào phong trào chung của huyện, ngày 11-7-1945, một cuộc tuần hành thị uy liên tổng nhằm áp đảo tay sai, phản động diễn ra. Tại xã H.Thắng, lực lượng cách mạng quần chúng khí giới đầy đủ nườm nượp kéo về Nghè chợ Đền, chờ lệnh, có đông đảo quần chúng nhân dân và lực lượng tự vệ toàn Huyện cùng tham gia tuần hành suốt một ngày để tuyên truyền, phát động nhân dân không nộp thuế, không đi phu, đi lính cho Nhật; đồng thời bắt Cai Tổng Bành và Lý trưởng Đông (thôn Hoằng Đông) đem ra cảnh cáo trước mặt toàn dân, bắt chúng phải trả lại tiền sưu thuế.

Thời kỳ này, Ông Nguyễn Minh Đức được bổ sung vào chi bộ Đảng huyện thay Ông Nguyễn Huy Soạn được tổ chức điều đi Hậu Lộc.

 Đầu tháng 7-1945, phong trào Việt Minh Hoằng Hóa đã dâng thành cao trào, Hoằng Thắng đã trở thành một trung tâm của phong trào cách mạng trong Huyện. Thời gian này Hoằng Thắng được chọn làm điểm cải tạo bọn phản cách mạng trong vùng, như Lý Phúc (Hoằng Đạt), Cai Vĩ (Lò Chum), phó Tu (Hoằng Đạo), vừa là nơi tổ chức huấn luyện cán bộ Việt Minh, trung tuần tháng 7-1945, “Thực hiện Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh Hành Vỹ tất cả cán bộ Việt Minh được triệu tập về tại nhà ông Hoàng Khắc Dự (Hoàng Trì) để dự lớp huấn luyện do đồng chí Đinh Trương Lân (Tỉnh ủy viên) phụ trách, chuẩn bị khẩn trương triển khai các nhiệm vụ “Cần kíp sửa soạn khởi nghĩa”, “Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung” thấy rõ bộ máy chính quyền của Hoằng Hóa có nguy cơ bị sụp đổ, phát xít Nhật và bè lũ tay sai liền tập trung lực lượng phong trào cách mạng hòng dập tắt mũi nhọn khởi nghĩa.

Ngày 13-7-1945, phát xít Nhật cùng tỉnh trưởng bù nhìn phái một đơn vị bảo an binh ở tỉnh, gồm 34 tên với  trang bị đầy đủ vũ khí do Quản Hiến cầm đầu kéo về phủ lỵ Hoằng Hóa, cùng với tri phủ phối hợp khủng bố hai khu vực Đằng Trung (Hoằng Đạo) và Liên Châu Hóa Lộc (Hoằng Châu) nơi mà chúng cho là “Chiếc nôi cách mạng” hòng lùng bắt cán bộ Việt Minh, đánh phá phong trào. Qua điều tra nắm tình hình, Ban Việt Minh biết rõ kế hoạch của địch chia làm 2 tốp: một lực lượng gồm 22 tên do Quản Hiến chỉ huy tiến đánh Hóa Lộc, một lực lượng 12 tên do Tri phủ Phạm Trung Bảo cầm đầu đích thân về Đằng Trung.

Sáng ngày 24-7-1945, đồng chí Nguyễn Minh Đức mở một lớp học Việt Minh tại Hoàng Trì. Khi đang lên lớp thì nhận được chỉ thị cấp tốc bố trí ngay lực lượng tự vệ để tham gia phục kích quân địch đang tiến về Đằng Trung (Hoằng Đạo) khủng bố cơ sở cách mạng, toàn bộ lực lượng tự vệ lúc này được triển khai khẩn cấp. Nắm chắc đường đi và số quân của chúng, liền ngay hôm ấy, lớp học tạm hoãn, đoàn quân tự vệ chiến đấu từ lớp học trở về tập trung tại Cồn Ba Cây phối hợp cùng với tự vệ Đằng Trung mưu trí tác chiến với kẻ địch. Đồng chí Đinh Trương Lân cử đồng chí Nguyễn Minh Đức và Lê Khắc Duy phụ trách 1 tổ gồm 13 người mạnh khỏe, có mưu kế, dũng cảm đảm nhiệm việc xông vào bắt sống tên tri phủ và đồng bọn. Trong số 13 người trong lực lượng tự vệ, xã Hoằng Thắng có 8 người là: Lê Trọng Thế, Lê Trọng Đài, Nguyễn Văn Câu, Trịnh Khảng, Lê Văn Toản, Lê Văn Cẩm (Hồng Nhuệ), Hoàng Khắc Dự, Hoàng Khắc Cường (Hoàng Trì)...

Khi toán quân 12 tên do đích thân Tri phủ Phạm Trung Bảo lọt vào trận địa mai phục, 13 tự vệ mang đòn xóc, đòn càn như đi làm đồng về, ngược chiều với lực lượng lính tráng của tri phủ (ý định là người đi đầu của ta ôm kẻ đi cuối, người đi cuối ôm kẻ đi đầu của địch). Còn một số tự vệ khác nằm phục tại sả cây ở Nhiêu Đồng. Tên tri phủ khả nghi sửng sốt quát tháo, một hồi còi lệnh nổi lên, lập tức quân ta từ Cồn Mả Nhón xông ra vây bắt địch. Bị bất ngờ, tri phủ và 12 lính bảo an bị lực lượng tự vệ ta tóm gọn, đem về tạm giữ tại đình Đằng Trung chờ xét xử.

Trước lối đánh mưu trí, dũng cảm sáng tạo của tự vệ, toàn bộ lính bảo an và Tri phủ Phạm Trung Bảo bị bắt sống ngay buổi trưa cùng ngày. Chi bộ Đảng và Ban Việt Minh huyện khẩn trương tổ chức một cuộc mít tinh lớn mừng chiến thắng tại Cồn Ba Cây, quần chúng, tự vệ từ các nơi kéo về như ngày hội. Từ Bút Sơn, Bái Trạch, Hành Vỹ, Từ Quang, Ngọc Chuế tham gia trên 5.000 người, lực lượng tự vệ chiến đấu cơ động được tổ chức bảo vệ cuộc mít tinh. Trước đông đảo quần chúng cách mạng với băng, cờ khẩu hiệu, gươm giáo uy nghi theo đội ngũ chỉnh tề, viên tri phủ cùng 12 lính bảo an do ông Nguyễn Văn Trứ (Hồng Nhuệ) cùng với lực lượng tự vệ 13 người dẫn giải từ đình Đằng Trung về, đi giữa hai hàng tự vệ chiến đấu cầm kiếm tuốt trần đứng thị uy. Đúng 13 giờ ngày 24-7-1945 trước rừng người, bằng cờ, khẩu hiệu, đồng chí Định Trương Lân (Bần) - Tỉnh ủy viên, thay mặt Ban Việt Minh huyện đọc bản cáo trạng về tội ác khủng bố cách mạng của Tri phủ Phạm Trung Bảo, lên án kẻ thù xâm lược và chính quyền tay sai bán nước, nêu rõ chính sách khoan hồng của cách mạng, đồng thời biểu dương quân dân trong huyện đã đập tan được cuộc đàn áp của kẻ thù. Viên tri phủ cùng 12 tên lính bảo an đã cúi đầu nhận tội và được nhân dân tha tội chết.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, quần chúng và lực lượng vũ trang nòng cốt được tổ chức thành đoàn biểu tình lớn tiến về phủ lỵ, trước khí thế trào dâng thác đổ của quần chúng, lính tuần sai, nha lại trong phủ không dám chống cự, toàn bộ tài sản công và con dấu, hồ sơ, giấy tờ, sổ sách, máy chữ, vũ khí đều được giao lại cho cách mạng. Ban Việt Minh huyện tạm thời quản lý điều hành dưới sự lãnh đạo của Chi bộ huyện.

Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, nhạy bén, kịp thời, táo bạo của Tỉnh ủy và Chi bộ huyện, sự dũng cảm mưu trí của lực lượng tự vệ Hoằng Thắng đã góp phần quan trọng trong sự kiện ngày 24-7 kiên cường, địa danh Cồn Ba Cây xã Hoằng Thắng đã trở thành mốc son lịch sử của huyện nhà.

Ngày 17-8-1945, chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng được truyền đạt xuống các huyện, thị, Chi bộ Đảng và Ban Việt Minh huyện triệu tập Hội nghị mở rộng gồm Ban Việt Minh và Ủy ban Dân tộc giải phóng các tổng. Tại hội nghị này, đã cử ra Ủy ban Khởi nghĩa huyện, xã Hoằng Thắng vinh dự có 2 ủy viên tham gia đó là ông Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Tường, đồng thời cũng là ủy viên Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Hoằng Hóa.

Ngày 19-8-1945 các cuộc mít tinh, biểu tình với băng cờ biểu ngữ rực rỡ chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công diễn ra rầm rộ ở các thôn, tổng. Trong huyện tràn ngập khí thế hào hùng, phấn khởi của các tầng lớp nhân dân với tư cách người làm chủ quê hương. Trang sử của nhân dân tỉnh nhà, huyện Hoằng Hóa cùng xã Hoằng Thắng được mở sang trang mới.

Từ đây cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Hoằng Thắng đã thoát khỏi cuộc đời nô lệ, lầm than, trở thành người làm chủ đất nước; tiếp tục đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng Nhà nước việt Nam Dân chủ - Cộng hòa.

Cách mạng tháng 8 thành công tạo ra bước ngoặc lịch sử của cách mạng Việt Nam. Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, thù trong, giặc ngoài, liên tiếp đe doạ nền độc lập dân tộc, vận mệnh đất nước lúc này như ngàn cân treo sợi tóc.

Thực hiện sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, lúc này các Uỷ ban lâm thời nhân dân cách mạng các làng trong xã, trong tổng được thành lập thực hiện các nhiệm vụ cấp bách và phát triển mạnh mẽ các lực lượng chiến đấu bảo vệ chính quyền, đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, đồng thời xoá bỏ các khế ước nợ nần bất hợp lí, thủ tiêu thuế thân, thuế chợ, thuế đò, giải tán các phe, các giáp và từng bước giải thoát cho nhân dân được tự do, bình đẳng.

          Thực hiện lời kêu gọi ủng hộ của Chính phủ để kiến thiết và củng cố Quốc phòng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Hưởng ứng phong trào "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ đồng" do Bác Hồ phát động chỉ trong vòng 1 tháng, nhân dân trong xã đã quyên góp được 67 chỉ vàng, 815 kg đồng .

Thực hiện phong trào thi đua diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, đã phát động nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, trong thời gian ngắn đời sống nhân dân đã được ổn định; tổ chức học chữ cho nhân dân bằng nhiều hình thức, chỉ trong thời gian ngắn đã có 30% người dân trong xã biết đọc, biết viết.

Cách mạng tháng 8 thành công, xã chưa có đảng viên. Mọi hoạt động đặt dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ và trực tiếp là Mặt trận Việt Minh xã. Tháng 11/1945 đảng ta tuyên bố giải tán, rút vào hoạt động bí mật nhằm “Phá tan tất cả những điều hiểu lầm từ nước ngoài và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng nước nhà”. Sau đó, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác được thành lập. Nhóm thanh niên được giác ngộ cách mạng ở xã được thành lập gồm: Hoàng Đình Thống, Nguyễn Văn Trứ, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Huy Cương, Thiều Vỹ… Nhóm đã đi sâu tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản trong lớp thanh niên tiến bộ và quần chúng nhân dân tiên tiến. Từ đó tổ chức này, về sau nhiều người đã đứng vào hàng ngũ của Đảng và làm cơ sở thành lập Chi bộ xã.

 Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ. Nhân dân xã Hoằng Thắng cùng đồng bào cả nước bước vào cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 27-3-1947, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hoằng Hóa, 4 cán bộ Việt Minh ưu tú là: Hoàng Đình Thống (Hoàng Trì), Lê Đình Xới (Cầu Hiền), Nguyễn Huy Cương (Hồng Nhuệ), Nguyễn Văn Trứ (Hồng Nhuệ) được triệu tập tại nhà đồng chí Hoàng Đình Thống để thành lập Chi bộ Đảng, lấy tên là Chi bộ Bắc Sơn. Đồng chí Hoàng Đình Thống được cử giữ chức Bí thư chi bộ. Từ đây, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời trên vùng đất Hoằng Thắng, trực tiếp lãnh đạo tuyệt đối toàn diện mọi phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Hoằng Hóa.

 Bí thư Chi bộ Đảng xã thời kỳ 1947-1954 gồm các đồng chí: Hoàng Đình Thống (xã Hoằng Thắng), Lê Thế Phiệt (xã Hoằng Đạo), Nguyễn Huy Cương (xã Hoằng Thắng, Lê Văn Thọ (xã Hoằng Phúc), Lê Đình Xới (xã Hoằng Đạo), Lê Văn Châu (xã Hoằng Đạo), Nguyễn Viết Hậu (xã Hoằng Đạo), Nguyễn Hữu Thược (xã Hoằng Thắng).

Cũng vào thời gian này, theo chủ trương của Đảng huyện Hoằng Hóa được chia thành12 xã lớn, xã Thắng Lợi và Ba Đằng được sát nhập lại lấy tên là xã Hoằng Đạo. Ông Hoàng Sâm (Hoàng Trì) được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính. Do yêu cầu nhiệm vụ mới, Ủy ban kháng chiến cũng kịp thời được thành lập làm nhiệm vụ chuyên trách điều hành công tác kháng chiến.

Từ đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng, phong trào được dấy lên thành cao trào mạnh mẽ, rộng lớn. Chi bộ được củng cố, xây dựng, phát triển và trưởng thành nhanh chóng: Đến đầu năm 1951 toàn xã có gần 50 đảng viên, qua đợt sinh hoạt chính trị “Phê bình và tự phê bình” đã sàng lọc còn lại 35 đồng chí qua đó đã có tác dụng thuyết phục quần chúng, uy tín của Đảng ngày một nâng cao.

Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân tham gia kháng chiến Cứu Quốc, củng cố chính quyền cách mạng, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ", trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hoằng Thắng đã đóng góp cho quân đội chính quy, bộ đội địa phương gần 80 người, gần 100 con em lên đường nhập ngũ, bao gồm cả bộ đội và thanh niên xung phong, 12 đợt dân công với trên hàng nghìn lượt người tham gia tập trung chuyển tải cho chiến trường hơn 500 tấn lương thực, chưa kể số lượng vũ khí, đạn dược. Toàn xã huy động 40 tấn lương thực, trên 50.000 tiền mặt cùng nhiều thực phẩm và gần 400 tấn thuế nông nghiệp...góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ " Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Năm 1954, xã Hoằng Thắng chính thức được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã Hoằng Thắng và năm 1961 lên Đảng bộ.

Từ năm 1954 đến năm 1975, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đảng bộ và nhân dân Hoằng Thắng bước vào thời kỳ cách mạng mới: vừa lao động sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc của giặc Mỹ và chi viện sức người sức của cho Miền Nam, thấu suốt quan điểm của Đảng và lời dạy quý báu của Bác Hồ "Không có gì quý hơn độc lập tự do!", ra sức xây dựng quê hương vững mạnh thực sự là hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam đáp ứng yêu cầu của tuyền tuyến và nhiệm vụ trên giao;

Mặc dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân bám ruộng, bám đồng tăng gia sản xuất đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, cung cấp cho bộ đội, dân quân và đóng góp chi viện cho tiền tuyến với tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hoằng Thắng có 653 thanh niên nhập ngũ, 915 người tham gia dân quân du kích, 1.100 lượt người tham gia thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến tham gia phục vụ chiến đấu và đã có 99 người anh dũng hy sinh được công nhận liệt sỹ, 90 thương binh, bệnh binh, có nhiều người đã trở thành sỹ quan, trung cao cấp trong Quân đội, trong lực lượng Công an... Ngoài ra Nhân dân xã Hoằng Thắng còn đóng góp 24.164 ngày công, 4.792 tấn lương thực, 156 tấn thực phẩm. Góp phần to lớn vào thắng lợi chống Mỹ giải phóng đất nước.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đem lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, chúng ta lại khắc phục hậu quả chiến tranh và trải qua một thời kỳ cơ chế bao cấp kéo dài nhưng Đảng bộ và nhân dân trong xã vẫn tiếp tục vượt qua những khó khăn gian khổ và đem lại nhiều thành tựu có sức thuyết phục.

Từ năm 1986 nhất là từ sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thực hiện công cuộc đổi mới. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương kịp thời đổi mới, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Hoằng Thắng tiếp tục phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trên mọi lĩnh vực, trong sạch vững mạnh về mọi mặt, ra sức lãnh đạo quê hương phát triển thực hiện theo con đường CNH, HĐH.

Với 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Hoằng Thắng ngày nay có nhiều thay đổi, nhân dân có cuộc sống ngày càng được cải thiện, toàn xã có 2169 hộ với tổng số là 8.699 khẩu; đã có 98,8% số hộ xây dựng nhà đạt tiêu chuẩn kiên cố, nhiều hộ gia đình có trang thiết bị sinh hoạt, đi lại sang trọng hiện đại, các làng đều có nhà văn hoá, các công trình đường, trường, trạm, điện, công sở xã đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân.

Đảng bộ đã không ngừng vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức. Trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng cao. Phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống xứng đáng là tấm gương để xây dựng phong trào quần chúng. Đảng bộ nhiều năm vẫn giữ được Đảng bộ trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với những thành quả và công lao rất đáng tự hào, phấn khởi, Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Thắng đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Danh hiệu làng có công với nước, Di tích Lịch sử Cách mạng Cồn Ba Cây, Danh hiệu Anh hùng LLVTND, 122 bằng Tổ quốc ghi công, 12 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 cán bộ Lão thành cách mạng, 01 cán bộ tiền khởi nghĩa, 01 Anh hùng LLVTND, 03 Huân chương Độc lập, 01 Huân chương Quân công, 152 Huân chương chiến công, 527 Huân chương giải phóng, 251 Dũng sỹ diệt Mỹ và hàng ngàn Huân chương kháng chiến; 2 Huân chương Lao động hạng 3 và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì trong thời kỳ đổi mới. Năm 2013 được Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về Nông thôn mới và nhiều Bằng khen, Giấy khen các cấp các ngành trao tặng.

Tự hào về sự vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt nam, chặng đường 94 năm qua. Chúng ta càng tự hào về lịch sử của Đảng bộ xã Hoằng Thắng trải qua 77 năm hoạt động lãnh đạo cách mạng cùng với cả nước. Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Thắng luôn một lòng đi theo Đảng, đi theo đường lối, quan điểm, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; luôn đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết góp phần cùng Đảng bộ Huyện, Đảng bộ Tỉnh trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và đi lên CNXH.

Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp. Đảng bộ và nhân dân Hoằng Thắng không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng tầm trí tuệ, vững vàng trước mọi thử thách, kiên định niềm tin vào lý tưởng cộng sản và tinh thần cách mạng của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, bám sát thực tiễn, đề cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và phát huy sức mạnh của Khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Hoằng Thắng chúng ta luôn luôn giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn có sự đổi mới, hệ thống chính trị ở các thôn được củng cố sau khi sáp nhập thôn. Toàn Đảng bộ và nhân dân đang ra sức tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW và thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ chính trị Khoá XII Tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội đảng các cấp NK 2020-2025 và các NQ, CT, kết luận, các kế hoạch, chương trình hành động các cấp.

Thưa toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân!

          Năm 2023, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng tăng cao, thời tiết thất thường... Song được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo và hỗ trợ của Huyện ủy-HĐND-UBND huyện, các ban, phòng, ngành cấp huyện. Đảng bộ và Nhân dân trong toàn xã đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phấn đấu đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Có 26/29 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị các ngành sản xuất tăng:12.2%; thu ngân sách đạt 141,0%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 166,6 tr.đ, thu nhập bình quân ước đạt 70,1 tr.đ/người/năm, hộ nghèo giảm còn 1,49%. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch 99,89, đề án 1089 (nay là KH số:145) của UBND huyện. Chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu; triển khai thực hiện các công trình dự án như: GPMB số 7, MB số 65 và xây dựng đường ĐH-HH32, trường Tiểu Học 18 phòng lớp học, đường HT1 Gia Hoà đến Nhà văn hoá làng Hồng Nhuệ, di dời 35 cây cột điện hạ thế, xây dựng thôn NTM kiểu mẫu Hoàng Trì 1 được UBND huyện công nhận năm 2023 và tổ chức đón Bằng công nhận long trọng. Với kinh phí nhà nước và Nhân dân cùng làm, sự tham gia của con em xa quê ước đạt gần 40 tỷ đồng. Các hoạt động VH-XH, QP-AN, trật tự an toàn xã hội tiếp tục giữ vững và phát huy. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể đạt kết quả quan trọng. Lãnh, chỉ đạo thành công Đại hội Hội nông dân, Hội Nạn nhân chất độc Dacam Đioxin, kiện toàn hiệp thương bổ sung CTUBMTTQ xã, bầu thanh tra Nhân dân, sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, lãnh đạo HĐND xã tổ chức kỳ họp thứ 8 chuyên đề bầu bổ sung chức danh CTUBND xã nhiệm kỳ 2021-2026. Tiếp tục phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự điều hành của chính quyền. 

Hoằng Thắng có được diện mạo như ngày nay KT-XH phát triển, QP-AN đảm bảo, chính trị - xã hội ổn định trước hết là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Đảng bộ xã, từ một chi bộ với 4 đồng chí đảng viên trải qua biết bao thử thách trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng, phát triển và trưởng thành đến nay Đảng bộ xã có 267 đảng viên. Có 511 lượt đồng chí được tặng Huy hiệu Đảng trong đó: (Huy hiệu Đảng tuổi 75 năm có 02 đ/c, 70 năm có 05 đ/c,  65 năm có 10 đ/c, 60 năm có 13 đ/c, 55 năm có 35 đ/c, 50 năm có 65 đ/c, 45 năm có 77 đ/c; 40 năm có 140 đ/c, 30 năm có 164 đ/c). Đảng bộ có 12 chi bộ trực thuộc, đánh giá phân loại năm 2023 có 92,5% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 18,0%, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề nghị khen thưởng 22 đ/c; đảng viên hoàn thành nhiệm vụ 7,5%; 7/11 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ=63,7%; 4/11 chi bộ đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ = 36,3% ; 01 chi bộ Quân sự mới thành lập không xếp loại; 01 chi bộ HTXS NV về công tác phát triển đảng viên mới.

Kết quả đánh giá xếp loại tập thể lãnh đạo quản lý HTXS NV 02 tập thể =20%, HTTNV 8 tập thể =80%; đối với tổ chức đoàn thể HTXSNV 01 tổ chúc =20%, HTTNV 6 tổ chức, đơn vị =80%; tập thể lãnh đạo quản lý HTXSNV 01 tập thể=16,7%,HTTNV 05 tập thể=83,3%. Đảng Bộ năm 2023 đề nghị BTV Tỉnh uỷ tặng Bằng khen Đảng bộ hoàn thành xuất sắc tiêu biểu giai đoạn 2019-2023.

Kính thưa các đồng chí đảng viên và nhân dân!

          Năm 2024 là năm cuối, năm tăng tốc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ xã; năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tiếp tục lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ và toàn Đảng bộ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển TTCN, DV-TM. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Phát triển văn hoá - xã hội theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá. Hoàn thành nhiệm vụ QP-AN, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự ATXH. Xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu, thôn kiểu mẫu theo phương châm thiết thực hiệu quả vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, NQ Đại hội Đảng bộ xã NK 2020-2025 đã đề ra.

Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Hoằng Thắng diễn ra trong thời điểm toàn Đảng nói chung, Đảng bộ xã nhà nói riêng đang tập trung thực hiện Kết luận số 01 ngày 18//5/2021của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; Kết luận số 21 ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “ tự diễn biến” “tự chuyển hoá”; Quy định số 37 ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Năm 2024 là năm cuối của nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025, năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tăng cường lãnh đạo của cấp uỷ và toàn Đảng bộ; hiệu lực, hiệu quả, quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển TTCN, DV-TM. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Phát triển văn hoá - xã hội theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá. Hoàn thành nhiệm vụ QP-AN, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự ATXH. Tự hào về truyền thống của Đảng bộ, tự hào về quê hương cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mỗi cán bộ đảng viên và mỗi người dân Hoằng Thắng càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà hãy bằng trí tuệ, sự đoàn kết nhất trí, chung tay, chung sức, chung lòng xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, quyết tâm xây dựng các tiêu chí xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, thôn kiểu mẫu theo phương châm thiết thực hiệu quả vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, NQ Đại hội Đảng bộ xã NK 2020-2025 đã đề ra.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam!

Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

 

                                         Ban tuyên giáo Đảng uỷ xã Hoằng Thắng

                                                               Xin trân trọng cảm ơn! 
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
280949