KHUYẾN CÁO Về các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch bệnh trên đàn Lợn

Đăng lúc: 15:42:07 24/06/2024 (GMT+7)

KHUYẾN CÁO Về các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch bệnh trên đàn Lợn

UỶ BAN NHÂN DÂN   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ HOẰNG THẮNG                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số ....../ KC- BNN                       Hoằng Thắng, ngày24 tháng 6 năm 2024

 

KHUYẾN CÁO

Về các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch bệnh trên đàn Lợn

 
 

 


Kính gửi: Các chủ hộ chăn nuôi đàn Lợn trên địa bàn toàn xã

Theo thông tin từ Bộ nông nghiệp & PTNT từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện 410 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) tại 40 tỉnh, thành phố với 17.430 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy (tăng 53,74% so với cùng kỳ); nhất là các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa đang xảy ra dịch chưa được kiểm soát như: Tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 11 xã của 8 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 6 xã của 4 huyện), Tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 1 xã của 1 huyện);

Tình hình diễn biến của dịch Bệnh dịch tả lợn Châu Phi rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong thời gian tới nguy cơ dịch bệnh (DTLCP) xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao.

Nguyên nhân chủ yếu là:

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tái phát là do: Các hộ chăn nuôi nhập lợn giống để tái đàn không đảm bảo chất lượng; tái đàn khi chưa đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học; khi lợn có biểu hiện mắc bệnh, nhiều hộ dân đã bán chạy, giết mổ, tiêu thụ, xả chất thải ra môi trường; Công tác quản lý tái đàn chưa chặt chẽ…

Các hộ sau khi có lợn bị chết không rõ nguyên nhân, công tác vệ sinh cải tạo chuồng trại chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học nhưng vẫn thực hiện tái đàn lợn

Công tác quản lý tái đàn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ, việc tái đàn không báo cáo chính quyền địa phương, chưa được địa phương đồng ý bằng văn bản đã tự ý tái đàn, người chăn nuôi mua lợn giống ở những cơ sở không đảm bảo về chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và không có giấy tờ xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Công tác quản lý, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật ở một số nơi chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy mà bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại là rất cao.

Thực hiện công văn số 1980/UBND-NN ngày 16/4/2024 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh (DTLCP)  trên địa ban huyện Hoằng Hóa.

Để chủ động ngăn chặn không cho dịch bệnh tái phát và lây lan Ban Nông Nghiệp khuyến cáo để chủ hộ chăn nuôi có biện pháp phòng chống dịch như sau:

1. Đối với các thôn

Rà soát tổng đàn lợn chính xác, đầy đủ xuống từng hộ gia đình chăn nuôi.

Hướng dẫn người chăn nuôi kịp thời khai báo, phát hiện, báo cáo UBND xã, cán bộ thú y để có biện pháp xử lý ổ dịch ngay từ khi mới xảy ra tránh lây lan ra trên diện rộng.

2. Đối với chủ hộ chăn nuôi: 

Áp dụng thường xuyên các biện pháp tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, nước vôi, hóa chất, ngăn ngừa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi, phương tiện vận chuyển giống, thức ăn, động vật tiếp xúc với khu vực chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Tiêm phòng vác xin bổ sung cho những đàn gia súc, gia cầm mới mua về.

Khi phát hiện gia súc chết nhiều không rõ nguyên nhân cần báo ngay cho Thôn trưởng hoặc cán bộ thú y xã biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Nghiêm cấm bán chạy hoặc vứt xác gia súc bị bệnh ra môi trường.

          Lưu ý: Xử lý nghiêm các chủ hộ chăn nuôi tái đàn, tăng đàn mà không khai báo với chính quyền địa phương, giống không có nguồn gốc, không thực hiện biện pháp phòng dịch theo yêu cầu của chính quyền và cơ quan Thú y.

3. Chủ hộ kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm

Chỉ được kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm có nguồn gốc rõ ràng có sự kiểm soát của Cán bộ thú y.

Phải thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực giết mổ, khu vực kinh doanh gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia cầm nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

 

Ban Nông Nghiệp xã Hoằng Thắng

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
280949