HUYÊN MỤC PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Đăng lúc: 09:00:25 07/09/2021 (GMT+7)

Một số quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

 

Kính thưa quý vị và các bạn!

Trong những ngày qua, đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp tại thành phố Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; đã nhiều ngày nước ta liên tiếp phát hiện các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng, số ca tử vong ngày càng tăng lên, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập và lây lan trên địa bàn tỉnh ta là rất cao và hiện hữu.

Để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” là vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; được sự thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn tỉnh, bảo vệ tốt nhất tính mạng và sức khỏe cho Nhân dân.

Để giúp quý vị và các bạn hiểu các quy định pháp luật về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Sau đây bộ phận Bộ phận Tư pháp – Hộ tịch mời quý vị và các bạn nghe: “Một số quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm”.

 

I. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Theo quy định tại Điều 2, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định như sau:

1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.

5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.

7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

8. Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

9. An toàn sinh học trong xét nghiệm là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng.

10. Vắc xin làchế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.

11. Sinh phẩm y tế làsản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.

12. Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

13. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

14. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.

15. Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.

16. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

17. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.

II. NGUYÊN TẮC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định các nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:

1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

III. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy Nhà nước có những chính sách về phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

3. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

4. Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

5. Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

6. Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

7. Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Tại Điều 7 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

V. NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM

Điều 8. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì những hành vi sau bị nghiêm cấm:

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 

 

Kính thưa quý vị và các bạn!

 

Để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh vào tỉnh Thanh Hóa, Chỉ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, khó khăn, phức tạp của dịch bệnh lần này do nguồn lây nhiễm trong cộng đồng chưa được xác định và nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ta là rất cao do Thanh Hóa có giao lưu thường xuyên, sâu rộng trên các lĩnh vực với các tỉnh, thành phố đã xuất dịch các ca dương tính với virus SARS-CoV-2, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; các cấp, các ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, trọng tâm là kiện toàn, khởi động lại Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến xã và tổ giám sát cộng đồng cấp huyện, cấp xã, cấp thôn; tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; đã thực hiện tốt công tác giám sát và tổ chức cách ly các đối tượng theo đúng quy định; nhìn chung, Nhân dân đều chấp hành tốt các biện pháp và quy định trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Công chức Tư pháp-HT : Lê Thị Hương

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
280949